Vietnam: Immediately release independent journalist and human rights defender Pham Doan Trang

Ahead of her upcoming trial on 4 November, the undersigned 28 human rights and freedom of expression organizations today condemn the ongoing arbitrary detention of independent journalist and woman human rights defender Pham Doan Trang. We call on the Vietnamese authorities to immediately and unconditionally release and drop all charges against her. The persecution of Doan Trang and other human rights defenders, including independent writers and journalists, is part of the worsening assault on the rights to freedom of expression and information in Vietnam.

Pham Doan Trang was arrested more than a year ago in Ho Chi Minh City, on 7 October 2020, and initially charged under Article 88 of the 1999 Penal Code and its successor provision, Article 117 of the 2015 Penal Code, which both criminalize ‘making, storing, distributing or disseminating information, documents and items against the Socialist Republic of Vietnam.’ She is now being charged under Article 88 of the 1999 Penal Code, according to the indictment made public on 18 October 2021.

A month before her arrest, Doan Trang was the subject of a joint communication issued by five UN Human Rights Council Special Rapporteurs (independent experts) responding to mounting harassment against her and other independent writers and journalists. In its December 2020 response, the government of Vietnam denied all allegations of wrongdoing and, without providing evidence, justified Doan Trang’s arrest as a response to her alleged abuse of the internet to overthrow the State.

It is clear that Pham Doan Trang is being persecuted for her long-standing work as an independent journalist, book publisher, and human rights defender, known for writing about topics ranging from environmental rights to police violence, as well as for her advocacy for press freedom. Vietnamese authorities have regularly used Article 88 (and later Article 117) of the Penal Code to punish human rights defenders, independent journalists and writers, and others who have peacefully exercised their human rights.

International human rights experts have repeatedly called on Vietnam to amend the non-human rights compliant provisions of its Penal Code and bring them into line with international law. In 2021, four UN Special Rapporteurs noted that Article 117 is ‘overly broad and appears to be aimed at silencing those who seek to exercise their human right to freely express their views and share information with others.’ In 2019, the UN Human Rights Committee called on Vietnam ‘as a matter of urgency’ to revise vague and broadly formulated legislation, including Article 117, and to end violations of the right to freedom of expression offline and online.

In June 2021, the UN Working Group on Arbitrary Detention, responding to the detention of an Independent Journalist Association of Vietnam member, pointed to a ‘familiar pattern of arrest that does not comply with international norms, which is manifested in the circumstances of the arrest, lengthy detention pending trial with no access to judicial review, denial or limiting of access to legal counsel, incommunicado detention, prosecution under vaguely worded criminal offences for the peaceful exercise of human rights, and denial of access to the outside world. This pattern indicates a systemic problem with arbitrary detention in Vietnam which, if it continues, may amount to a serious violation of international law.

Since her arrest, Doan Trang has been held incommunicado, until 19 October 2021, when she was finally allowed to meet with one of her lawyers after having been denied access to her family and legal representation for over a year. Prolonged incommunicado detention is a form of prohibited ill-treatment under international law under the Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment and Article 7 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), which Vietnam has ratified. As a result of this denial of her rights to a fair trial, liberty, and security, she has faced increased risk of torture and other ill treatment.

On 30 August 2021, following the conclusion of the police investigation, the Hanoi Procuracy Office issued its formal indictment against Doan Trang. Alarmingly, her family did not learn of this until more than a month later, on 7 October, and only after having requested information from the authorities. The family and lawyers were again denied visitation. Authorities at the time also refused to provide Doan Trang’s lawyers with a copy of the indictment or access to the evidence they had prepared against her. This undue delay in the proceedings and refusal to grant access to a lawyer of her choosing amounts to a violation of her right to a fair trial under Article 14 of the ICCPR.

According to the indictment, which was only made public on 18 October—more than a year after her arrest—Doan Trang is being charged under Article 88 of the Penal Code, for alleged dissemination of anti-State propaganda. The authorities dropped the similar charge under Article 117 of the amended Penal Code.

The indictment calls attention to three specific pieces of writing. It mentions a book-length report Doan Trang wrote with Green Trees, an environmental rights group, about the 2016 Formosa Ha Tinh Steel disaster; a 2017 report on the freedom of religion in Vietnam; and an undated article titled ‘General assessment of the human rights situation in Vietnam.’ The indictment also accuses her of speaking with two foreign media, Radio Free Asia and the British Broadcasting Corporation (BBC), to allegedly defame the government of Vietnam and fabricate news. These publications highlight Doan Trang’s vital work as an author, journalist, and human rights defender who has worked tirelessly for a more just, inclusive, and sustainable Vietnam. Her peaceful activism should be protected and promoted, not criminalized, in line with the UN Declaration on Human Rights Defenders, the undersigned organizations said.

The use of human rights reports as evidence in a criminal prosecution sends a chilling message to civil society against engagement in human rights documentation and advocacy, and increases the risk of self-censorship. In light of the fact that Doan Trang’s report on Formosa was also part of direct advocacy with the UN Special Rapporteur on toxics and human rights in 2016, its inclusion as evidence against her may constitute an act of intimidation and reprisal for cooperation with the UN and consolidate an environment of fear, as already noted by several UN actors.

Ahead of her 4 November 2021 trial, Doan Trang was only granted her first meeting with her lawyer on 19 October 2021. While the lawyer noted Doan Trang’s overall positive attitude, he also recounted several serious medical concerns. Doan Trang’s legs, which were broken by the police in 2015, have been in greater pain as a result of the denial of adequate medical care during her detention. She has not been allowed to visit a doctor to treat other preexisting conditions, including low blood pressure, and as a result she has lost 10 kilograms.

We denounce this unacceptable denial of her rights to a fair trial and freedom from torture and other cruel, inhuman, or degrading treatment and call for an immediate end to her arbitrary detention, and for all charges against her to be dropped.

Doan Trang’s background as an independent journalist and human rights defender

Doan Trang is among the leading voices and best-known independent writers in Vietnamese civil society and recognized internationally for her human rights advocacy. She is the author of thousands of articles, blog entries, Facebook posts, and numerous books about politics, social justice, and human rights. 

She is the co-founder of the environmental rights group Green Trees, and the independent media outlets Luat Khoa Magazine, The Vietnamese Magazine, and the Liberal Publishing House. Doan Trang is the recipient of the 2017 Homo Homini Award presented by Czech human rights organization People in Need and the 2019 Reporters Without Borders Press Freedom Award Prize for Impact. In 2020, the International Publishers Association awarded her organization, the Liberal Publishing House, with their Prix Voltaire Award.

Pham Doan Trang is no stranger to harassment and intimidation by the State for her writing and human rights advocacy. This has included torture and other ill-treatment, including physical assault. In 2015, she was beaten so badly by security forces that she was left disabled and has since often needed crutches to aid her mobility. In 2018, she was hospitalized after being subjected to torture in police custody. For three years preceding her arrest, she was forced to move constantly and lived in fear of intimidation and harassment by police and other State authorities.

In view of the above, we call on the government of Vietnam to: 

  • Immediately and unconditionally release and drop all charges against Pham Doan Trang and all other human rights defenders currently imprisoned solely for the peaceful exercise of their human rights and fundamental freedoms;
  • Pending her immediate and unconditional release, guarantee humane treatment and conditions, and ensure prompt access to medical attention;
  • Guarantee Doan Trang unrestricted access to and regular communication with her family and confidential access to legal assistance of her choosing;
  • Ensure that her chosen lawyers are promptly provided with timely access to all relevant legal documentation and granted unrestricted communication and access in confidentiality with Doan Trang and adequate time and facilities to prepare for her defense;
  • Ensure the trial is open to the public, including diplomatic and human rights civil society observers and the media, and refrain from any arbitrary restriction on travel or interference of trial observers, media, and civil society preceding and during the trial;
  • Repeal or substantially amend the Penal Code and other non-human rights compliant legislation, used to harass and imprison individuals—including independent journalists and human rights defenders—for the exercise of their fundamental rights, and bring them in conformity with the International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam has been a State Party since 1982, and other applicable international law and standards.

 

Signatories

 

Access Now

ALTSEAN-Burma

Amnesty International

ARTICLE 19

Asia Democracy Chronicles

Asia Democracy Network

Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)

Boat People SOS (BPSOS)

CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation

Committee to Protect Journalists 

Defend the Defenders

FIDH – International Federation for Human Rights

Front Line Defenders

Green Trees

Human Rights Watch

International Commission of Jurists

International Publishers Association

Legal Initiatives for Vietnam

Open Net Association

PEN America

People in Need

Que Me – Vietnam Committee on Human Rights

Reporters Without Borders

Safeguard Defenders

The 88 Project

Vietnam Human Rights Network

Vietnamese Women for Human Rights

World Organisation Against Torture (OMCT)

 

______________________________________________

(Vietnamese translation credit: Legal Initiatives for Vietnam)

Tuyên bố chung: Yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho nhà báo độc lập và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang

Trước phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 4/11 sắp tới, 28 tổ chức bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận cùng ký tên dưới đây, lên án việc giam giữ tùy tiện nhà báo độc lập và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam, ngay lập tức và vô điều kiện, trả tự do cho Đoan Trang, đồng thời gỡ bỏ mọi cáo buộc chống lại cô. Việc trừng phạt Đoan Trang và những nhà hoạt động nhân quyền khác, bao gồm các nhà báo và những cây viết độc lập, là một phần trong chiến dịch tấn công ngày càng tồi tệ hơn, nhắm đến quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin tại Việt Nam.

Phạm Đoan Trang bị bắt giữ hơn một năm trước tại TP. Hồ Chí Minh, vào ngày 7/10/2020, với cáo buộc ban đầu là vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là hai điều luật có cùng quy định về “tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo cáo trạng được công khai vào ngày 18/10/2021, Đoan Trang bị truy tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Một tháng trước khi bị bắt giữ, Đoan Trang là một trong các trường hợp được đề cập trong công điện chung của năm Báo cáo viên Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Council Special Rapporteurs) gửi đến chính phủ Việt Nam. Công điện này là hành động phản ứng với tình trạng chính quyền sách nhiễu Đoan Trang cùng các cây viết và nhà báo độc lập khác. Vào tháng 12/2020, chính quyền Việt Nam phản hồi các nội dung trong công điện, phủ nhận toàn bộ các cáo buộc rằng họ đã làm sai. Họ biện minh, mà không cung cấp bằng chứng, rằng Đoan Trang bị bắt giữ là do cô lợi dụng Internet để tiến hành lật đổ chính quyền.

Rõ ràng Phạm Đoan Trang bị trừng phạt vì những gì cô đã làm trong suốt một thời gian dài trong vai trò của một nhà báo độc lập, một người xuất bản sách, và một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Các bài viết của cô trải dài nhiều chủ đề, từ các quyền liên quan đến môi trường, bạo lực của cảnh sát cho đến việc vận động cho tự do báo chí. Chính quyền Việt Nam thường xuyên áp dụng Điều 88 (và sau này là Điều 117) của Bộ luật Hình sự để trừng phạt các nhà hoạt động nhân quyền, những nhà báo và cây viết độc lập, cũng như các cá nhân khác vốn thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa.

Các chuyên gia nhân quyền quốc tế đã liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi các quy định không tôn trọng nhân quyền trong Bộ luật Hình sự, điều chỉnh để đồng bộ với luật pháp quốc tế. Vào năm 2021, bốn Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã nhận định rằng Điều 117 trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam “có phạm vi điều chỉnh quá rộng và dường như được đặt ra với mục đích khống chế những ai muốn thực thi quyền tự do biểu đạt và chia sẻ thông tin của mình”. Năm 2019, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Committee) lên tiếng kêu gọi Việt Nam, “theo cách thức khẩn cấp”, chỉnh sửa các điều luật mơ hồ và bao trùm, bao gồm Điều 117, đồng thời chấm dứt các hành vi bạo lực chống lại quyền tự do biểu đạt trên mạng lẫn ngoài đời.

Vào tháng 6/2021, Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện (UN Working Group on Arbitrary Detention), trong một phản ứng với trường hợp giam giữ một thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã chỉ ra “một mô típ quen thuộc trong các cuộc bắt giữ không phù hợp theo chuẩn mực quốc tế, thể hiện qua hoàn cảnh của các vụ bắt giữ, việc giam giữ kéo dài trong lúc chờ xét xử mà không được tiếp cận các thủ tục bảo hiến, việc từ chối hoặc giới hạn quyền được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, giam giữ trong điều kiện bí mật, không cung cấp thông tin cho người thân, khởi tố người dân với các tội danh được định nghĩa mơ hồ khi họ thực thi các quyền của mình một cách ôn hòa, và việc ngăn cản, không cho tiếp cận với thông tin bên ngoài. Mô típ này chỉ ra một vấn đề mang tính hệ thống trong việc giam giữ tùy tiện ở Việt Nam mà nếu tiếp tục tình trạng này, có thể sẽ dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”. 

Kể từ khi bị bắt, Đoan Trang đã bị giam giữ trong bí mật, không được gặp hay cung cấp thông tin gì cho gia đình và luật sư của mình. Sau hơn một năm, đến ngày 19/10/2021, cô mới được cho phép gặp mặt một trong các luật sư bào chữa. Việc giam giữ trong điều kiện bí mật là một hình thức đối xử tàn tệ, bị cấm trong luật pháp quốc tế theo Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, cũng như theo Điều 7 của Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự (ICCPR) – đây đều là các công ước mà Việt Nam đã thông qua. Với việc bị từ chối các quyền được có một phiên tòa công bằng, quyền tự do và quyền được đảm bảo an toàn, Đoan Trang phải đối mặt với rủi ro lớn bị tra tấn và chịu các hình thức đối xử tồi tệ khác.

Vào ngày 30/8/2021, sau khi có kết luận điều tra của cảnh sát, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra cáo trạng chính thức buộc tội Đoan Trang. Điều đáng báo động là phải hơn một tháng sau đó, vào ngày 7/10/2021, gia đình của cô mới nhận được tin, sau khi yêu cầu chính quyền phải cung cấp thông tin. Gia đình và các luật sư một lần nữa bị từ chối thăm gặp Đoan Trang. Vào thời điểm trên, chính quyền cũng từ chối cung cấp cho các luật sư của Đoan Trang bản sao cáo trạng và không cho phép họ tiếp cận các bằng chứng được dùng để buộc tội cô. Việc trì hoãn vô cớ trong quá trình xét xử và ngăn cản quyền tiếp xúc luật sư của Đoan Trang là sự vi phạm các quyền của cô được có một phiên tòa công bằng, vốn được quy định trong Điều 14 của ICCPR.

Theo bản cáo trạng, được công bố vào ngày 18/10 – hơn một năm sau khi Đoan Trang bị bắt giữ, Đoan Trang bị truy tố theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Chính quyền đã bỏ điều khoản cáo buộc với nội dung tương tự trong Điều 117 của Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Cáo trạng chỉ ra ba tác phẩm cụ thể. Một là báo cáo dài do Đoan Trang cùng với nhóm Green Trees, một tổ chức đấu tranh bảo vệ môi trường, thực hiện, có nội dung về thảm họa môi trường biển năm 2016 do tập đoàn thép Formosa Hà Tĩnh gây ra. Thứ hai là báo cáo năm 2017 về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Và cuối cùng là một bài viết không rõ ngày tháng có tiêu đề tiếng Anh “General assessment of the human rights situation in Vietnam” (Đánh giá tổng quan về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam). Cáo trạng cũng cáo buộc Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn hai cơ quan truyền thông nước ngoài là RFA (Đài Á Châu Tự Do) và BBC với tội bôi nhọ chính quyền Việt Nam và tạo tin giả. Những tài liệu này là minh chứng cho công việc của Đoan Trang – một tác giả, một nhà báo và một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền – trong nỗ lực không mệt mỏi đấu tranh cho một nước Việt Nam công bằng hơn, bao dung hơn và bền vững hơn. Hoạt động đấu tranh ôn hòa của cô, thay vì bị kết tội, nên được bảo vệ và tuyên dương theo đúng tinh thần trong bản Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về những Nhà hoạt động Bảo vệ Nhân quyền.

Việc sử dụng các báo cáo về nhân quyền làm bằng chứng để truy tố hình sự phát đi một thông điệp đáng lo ngại cho các tổ chức xã hội dân sự, cảnh cáo họ không được tham gia vào việc lập hồ sơ và vận động cho nhân quyền, tăng nguy cơ tự kiểm duyệt trong các tổ chức này. Đặt trong bối cảnh báo cáo của Đoan Trang về Formosa đã được sử dụng khi vận động trực tiếp với Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về chất độc và nhân quyền vào năm 2016, việc dùng nó như bằng chứng kết tội cô có thể được xem là hành động đe dọa và trả thù việc hợp tác với Liên Hiệp Quốc, tạo ra một môi trường sợ hãi như nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc đã từng ghi nhận.

Trước ngày xét xử dự kiến, 4/11/2021, Đoan Trang chỉ được phép gặp gỡ luật sư lần đầu tiên vào ngày 19/10/2021. Sau cuộc gặp, luật sư ghi nhận tinh thần lạc quan của Đoan Trang, nhưng đồng thời cũng chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cô. Hai chân của Đoan Trang, vốn đã bị cảnh sát đánh gãy vào năm 2015, ngày càng đau nhức khi không được chăm sóc y tế đầy đủ trong thời gian giam giữ. Đoan Trang không được gặp bác sĩ để chữa trị bệnh tình có sẵn, bao gồm huyết áp thấp. Cô đã sụt mất 10 kg trong thời gian bị giam giữ.

Chúng tôi phản đối việc chính quyền ngăn chặn, không cho Đoan Trang có quyền được hưởng một phiên tòa công bằng, không đảm bảo quyền của cô trong việc không bị tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Chúng tôi kêu gọi chính quyền chấm dứt ngay lập tức việc giam giữ tùy tiện Đoan Trang và gỡ bỏ mọi cáo buộc nhắm đến cô.

Những việc Đoan Trang đã làm trong vai trò nhà báo độc lập và nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền

Trong số những tác giả độc lập của phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam, Đoan Trang là một trong những tiếng nói hàng đầu và được nhiều người biết đến nhất. Cô cũng là gương mặt quen thuộc với cộng đồng quốc tế vì các nỗ lực vận động nhân quyền của mình. Đoan Trang là tác giả của hàng ngàn bài báo, bài viết blog, bài viết trên Facebook, và nhiều quyển sách về chính trị, công bằng xã hội và nhân quyền. 

Cô là đồng sáng lập viên của tổ chức bảo vệ môi trường Green Trees, của hai cơ quan truyền thông độc lập Luật Khoa tạp chí và The Vietnamese, và cũng là đồng sáng lập viên của Nhà xuất bản Tự do. Đoan Trang được People in Need, một tổ chức nhân quyền của Cộng hòa Séc, trao giải thưởng Homo Homini vào năm 2017. Năm 2019, cô được tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao giải thưởng Tự do Báo chí cho hạng mục Ảnh hưởng. Năm 2020, Hiệp hội Các nhà xuất bản Quốc tế trao cho tổ chức của cô, Nhà xuất bản Tự do, giải thưởng Prix Voltaire.

Phạm Đoan Trang không xa lạ gì với tình trạng bị chính quyền quấy rối và đe dọa vì các bài viết và hoạt động vận động nhân quyền của mình. Cô từng bị tra tấn và đối xử tồi tệ, bao gồm việc bị tấn công thân thể. Năm 2015, cô bị lực lượng an ninh đánh nặng đến mức phải mang thương tật, và kể từ đó thường xuyên phải dùng nạng để đi lại. Năm 2018, cô phải nhập viện sau khi bị tra tấn trong lúc bị công an giam giữ. Trong khoảng thời gian ba năm trước khi bị bắt, Đoan Trang bị buộc phải thường xuyên thay đổi chỗ ở, sống trong mối lo thường trực về việc bị công an và các cơ quan chính quyền sách nhiễu và đe dọa.

 

Với những thông tin đã đề cập ở trên, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam:

  • Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Phạm Đoan Trang và tất cả những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khác đang bị cầm tù chỉ vì thực thi quyền tự do của mình một cách ôn hòa, đồng thời gỡ bỏ mọi cáo buộc chống lại họ;
  • Trong thời gian chờ đợi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Đoan Trang, phải đảm bảo các điều kiện và tình trạng đối xử nhân đạo, đồng thời bảo đảm quyền được chăm sóc y tế kịp thời;
  • Đảm bảo Đoan Trang được tiếp xúc không giới hạn và thường xuyên với gia đình, đồng thời đảm bảo quyền được tiếp xúc không bị giám sát với những người hỗ trợ pháp lý mà cô lựa chọn;
  • Đảm bảo các luật sư mà cô lựa chọn được cung cấp kịp thời mọi tài liệu liên quan đến vụ án, được tiếp xúc không giới hạn và không bị giám sát với Đoan Trang, đồng thời có đủ thời gian và phương tiện để bảo vệ cô trước tòa;
  • Đảm bảo phiên tòa diễn ra công khai và có sự tham dự của công luận, bao gồm các nhà ngoại giao, các nhà quan sát của những tổ chức dân sự bảo vệ nhân quyền, giới truyền thông, và không áp đặt bất kỳ giới hạn tùy tiện nào để ngăn cấm đi lại hoặc ngăn cản sự tham dự của các nhà quan sát, giới truyền thông và các tổ chức dân sự trước và trong khi diễn ra phiên tòa;
  • Bãi bỏ hoặc sửa đổi toàn diện Điều 117 của Bộ luật Hình sự và các quy định pháp lý vi phạm nhân quyền khác, vốn được dùng để quấy rối và cầm tù các cá nhân – trong đó có các nhà báo độc lập và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền – chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình. Cải cách để đảm bảo hệ thống pháp luật trong nước tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị – mà Việt Nam đã là một quốc gia thành viên từ năm 1982 – cũng như đảm bảo tương thích với các quy chuẩn và quy định khác của luật pháp quốc tế.

 

Cùng ký tên:

 

Access Now

ALTSEAN-Burma

Amnesty International

ARTICLE 19

Asia Democracy Chronicles

Asia Democracy Network

Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)

Boat People SOS (BPSOS)

CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation

Committee to Protect Journalists 

Defend the Defenders

FIDH – International Federation for Human Rights

Front Line Defenders

Green Trees

Human Rights Watch

International Commission of Jurists

International Publishers Association

Legal Initiatives for Vietnam

Open Net Association

PEN America

People in Need

Que Me – Vietnam Committee on Human Rights

Reporters Without Borders

Safeguard Defenders

The 88 Project

Vietnam Human Rights Network

Vietnamese Women for Human Rights

World Organisation Against Torture (OMCT)