Interview with Pham Thanh Nghien (Part 2 – Investigation Period)
Pham Thanh Nghien – Over the period of about four months, I was detained in a special jail cell. I share the jail cell with a female prisoner, and we both estimated that its surface was less than 6m2. The only thing that helped us to forget about being in a box were six air holes, this small. Every day, we had to look through those six air holes in order to feel closer to the outside world. For me, it was the most difficult time of my life in detention.
Week after week, I had to attend many interrogation sessions and answer investigators’ questions. Sometimes I had up to two sessions a day. I was lucky though because they never woke me up in the middle of the night for questioning.
I was once called for interrogation with my legs chained. When they opened the door of my jail cell, I was surprised to see something looming large in the middle of the yard, something like a snake. From the dark room and without my glasses, I rubbed my eyes. In a short moment, I felt scared realizing that it was prepared for me. I didn’t protest though. I had them put the leg-irons on me and followed them to the interrogation office, walking about several hundred meters long. My ankles got painfully struck by the two locks of the leg irons; still, I kept on wearing them. I thought that, being detained, I should experience all the bitterness and pain meant for prisoners, especially for political prisoners. When the investigators opened the dossier and were about to start questioning, I refused to answer them. I said, “I won’t answer any questions if my legs remain chained.” They [the investigators] told me it was a State regulation. I said: “That’s your rule. My rule is I won’t answer you in these circumstances. And I will only respond to the interrogation once you remove the leg irons. If my legs continue to be chained, the only thing you could get from me will be silence.” Since then, they never used iron legs with me again.
During my detention, I could not meet with anyone, neither my mother nor my siblings.
About legal counsel, the day before the trial—which turned out to be delayed—I met with attorney Luu Vu Anh and attorney Tran Vu Hai. However, such meetings with my attorneys were also short. Then the trial was delayed. Between then and the official trial, I couldn’t meet with either of my attorneys. There were absolutely no meetings with or information from my family. During the more or less 100 investigations and meetings with people of the court and of the procuracy [prosecution office], there was no presence whatsoever of my attorneys. I knew that under the Criminal Procedure Code of the Socialist Republic of Vietnam, the right to legal counsel in a criminal proceeding is guaranteed. However, there is another provision in the code: legal counsels must obtain authorizations from competent state organs to meet with their clients They denied my right to legal counsel this way. In my opinion, ordinary laws are often used to reject legitimate, universal and fundamental rights of the Vietnamese people.
—
Phạm Thanh Nghiên – Tôi đã có một thời gian khoảng bốn tháng bị giam ở một căn buồng đặc biệt. Tức là tôi bị giam cùng với một nữ tù khác trong một cái căn buồng chưa đầy sáu mét vuông, theo áng chừng của tôi và của cô gái kia. Và cái làm cho chúng tôi quên đi rằng chúng tôi đang ở trong một cái hộp là sáu cái lỗ thông hơi nhỏ khoảng như thế này. Và hằng ngày thì tôi phải nhìn qua sáu cái lỗ thông hơi đó để mình cảm thấy được gần hơn với cái thế giới bên ngoài. Trong khoảng thời gian đó thì tôi cho rằng đó là khoảng thời gian khó khăn nhất trong cái cuộc sống trong trại tạm giam của tôi.
Tôi trong nhiều tuần lễ tôi đã phải đi cung, tức là đi thẩm vấn đó, trả lời các cái câu hỏi của điều tra viên. Có ngày lên tới hai lần. Nhưng mà rất may là tôi không phải bị đánh thức giữa đêm khuya để trả lời thẩm vấn của họ.
Cái việc tôi đã phải đi cung một lần trong tình trạng là phải xiềng chân. Thì khi mà mở cửa ra đó, tôi rất là ngạc nhiên vì nhìn thấy một vật gì đó lù lù như một con rắn nằm ở giữa sân á. Thì tôi mới dụi mắt, vì là lúc đó tôi không được đeo kính ở trong một cái buồng rất là kín như vậy. Và trong phút chốc tôi cũng rùng mình mà nghĩ ra, và nhận ra rằng đó là cái cái thứ để dành cho mình. Mà tôi không phản kháng cái việc đó. Tôi đã mang chiếc xiềng đó, cho tới vài chục mét, xin lỗi vài trăm mét ạ, để ra tới để ra tới buồng cung. Vài cái hai cái cổ khóa của cái xiềng chân đập vào mắt cá chân rất là đau, nhưng tôi vẫn mang cái xiềng đó. Và tôi nghĩ rằng là, mình mang thân phận của một tù nhân thì mình sẽ nếm trải tất cả những cái cay đắng, nỗi cực nhọc của một người tù, và đặc biệt mình là một người tù chính trị.
Khi mà điều tra viên họ bắt đầu mở hồ sơ ra để làm việc thì tôi đã từ chối. Tôi nói rằng: “Tôi không làm việc với các anh trong tình trạng như thế này.” Thì họ cũng nói rằng đây là quy định của Nhà nước. Thì tôi nói rằng là: “Đấy là quy định của các anh. Còn quy định của tôi là không làm việc với các anh trong tình trạng này. Và tôi chỉ làm việc với các anh khi mà các anh đã bỏ xiềng cho tôi. Còn nếu như mà vẫn tiếp tục như thế này, thì cái thứ duy nhất mà các anh nhận được từ tôi, đó là sự im lặng.” Và từ đó trở đi thì họ không làm việc đó với tôi nữa.
Thời gian tôi tạm giam á, thì là tôi không được gặp bất cứ một ai, kể cả mẹ tôi, các anh chị em nhà tôi.
Và luật sư… Trước phiên tòa đấy, khi mà gần diễn ra phiên tòa, thì tôi có được gặp luật sư Lưu Vũ Anh được một lần trong một khoảng thời gian rất là ngắn. Và đến khi mà có cái phiên tòa—mà sau này là bị hoãn—thì hôm trước thì tôi cũng được gặp luật sư Lưu Vũ Anh và Trần Vũ Hải. Và đến khi mà có cái phiên tòa—mà sau này là bị hoãn—thì hôm trước thì tôi cũng được gặp luật sư Lưu Vũ Anh và Trần Vũ Hải. Tuy nhiên cũng là những, những cái lần, những cái với một cái thời gian cũng rất là ngắn.
Và sau đó là họ hoãn tòa. Và từ cái thời gian đó cho đến phiên tòa chính thức, tôi cũng không được gặp luật sư một lần nào nữa. Và hoàn toàn là không có bất cứ một cái sự gặp gỡ hay là một cái liên lạc một cái thông tin nào từ cái gia đình nhà tôi cả.
Và trong, trong cái khoảng thời gian là trên dưới 100 lần, tôi phải gặp gỡ bên nhân viên điều tra, rồi người của tòa án, người của bên viện kiểm sát, thì đều là không có, không có luật sư của tôi.
Và tôi cũng được biết rằng là trong cái bộ luật của tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó, thì là ngay từ khi khởi tố, thì là bị can đã được quyền gặp luật sư của mình. Tuy nhiên họ lại có một cái quy định khác nữa là, luật sư muốn gặp thân nhân, muốn gặp, à, luật sư muốn gặp thân chủ của mình ấy, thì phải được cơ quan thụ lý cho phép. Tuy nhiên họ lại có một cái quy định khác nữa là, luật sư muốn gặp thân nhân, muốn gặp, à, luật sư muốn gặp thân chủ của mình ấy, thì phải được cơ quan thụ lý cho phép. Tức là họ luôn luôn luật hóa những cái điều mà tôi cho rằng là họ tạo ra để tước đi những cái quyền rất là chính đáng, những cái quyền lợi rất phổ quát và căn bản của người dân Việt Nam.
© 2013 The 88 Project – Free Expression Interview Series