Hiểu về vụ bắt giữ Ngô Thị Tố Nhiên

Vào ngày 28/11, Dự Án 88 đã công bố một bản tóm tắt mới về việc chính quyền Việt Nam bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên và ghi chép lại vụ bắt giữ bà là một phần trong hoạt động đàn áp các nhà hoạt động khí hậu đang diễn ra ở Việt Nam.  

Ngày 15/9/2023, Việt Nam bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên, người đứng đầu tổ chức Sáng Kiến Về Chuyển Dịch Năng Lượng Việt Nam (VIETSE). Sau năm ngày tạm giam, ngày 20/9, công an cáo buộc bà Nhiên tội chiếm đoạt tài liệu của chính phủ. Sau khi bà Nhiên bị bắt, VIETSE buộc phải đóng cửa.  

Bà Nhiên đã làm việc chặt chẽ với chính quyền Việt Nam và các tổ chức quốc tế trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách làm việc cho chính quyền Việt Nam.  

Việc bắt giữ bà Nhiên diễn ra vào thời điểm Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động hoạt động khí hậu làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng. Trong hai năm qua, nhà nước độc đảng Việt Nam đã bắt giữ hoặc bỏ tù sáu nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào biến đổi khí hậu trong nước—năm người với án oan trốn thuế và một người—bà Ngô Thị Tố Nhiên—với cáo buộc chiếm đoạt tài liệu của chính phủ. Các ông bà Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng đều bị bắt giam vì án oan trốn thuế từ năm 2021.  

Một báo cáo điều tra của Dự Án 88 được công bố vào tháng 4 đã ghi lại bằng chứng rõ ràng rằng những vụ truy tố này có động cơ chính trị và được thiết kế để hình sự hóa hoạt động chính sách.  

Mặc dù bà Nhiên bị buộc tội mua tài liệu mật, trong khi các nhà hoạt động khí hậu khác bị buộc tội trốn thuế, nhưng điểm chung trong các vụ việc này là tất cả các cá nhân liên quan đều điều hành các tổ chức vận động chính sách năng lượng và đều nhận tài trợ nước ngoài để thực hiện công việc này.  

Sau khi xem xét các bằng chứng, Dự Án 88 nhận thấy chính quyền Việt Nam đã cố tình và tùy tiện áp dụng luật hình sự để bắt bà Nhiên nhằm mục đích ngăn cản việc nghiên cứu, vận động chính sách năng lượng của bà và ngăn cản những người khác làm việc trong lĩnh vực này.  

Những bằng chứng này cho thấy Việt Nam đang một lần nữa vũ khí hóa luật pháp để nhắm vào các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động làm việc trong lĩnh vực chính sách năng lượng, nhưng lần này chỉ đơn giản là vũ khí hóa một điều khoản khác trong bộ luật hình sự. Bằng việc bắt bà Nhiên, chính quyền Việt Nam đã gửi đi thông điệp rằng giờ đây, việc xã hội dân sự nghiên cứu chính sách năng lượng là vượt quá ranh giới.  

Đọc báo cáo của Dự Án 88 tại đây.

 

© 2023 The 88 Project