Interview with Pham Thanh Nghien (Part 4 – Life in Detention of Female Prisoners)

© 2013 The 88 Project – Free Expression Interview Series

(Bản tiếng Việt ở dưới)

Pham Thanh Nghien – Life in Detention of Female Prisoners:

Female prisoners: hygiene conditions

Only when I myself was imprisoned did I really see how different it was from what I’d imagined.  I didn’t have to—or didn’t have the opportunity to—witness prison officers torturing inmates or any similar acts. But I’d heard stories like investigators and prison officers committing torture. Some women had been so brutally beaten that their pregnancy ended in miscarriage. Some had been tortured and had their ribs broken. However these were only anecdotes from some of the inmates in our prison.

I myself didn’t see such things happen. Still, I witnessed and experienced other forms of violence, which were non-physical but equally destructive. It was the act of psychological abuse. Prison was the wost place of psychological abuse through which I’d ever lived.

Could you imagine…? In a very small cell, your allocated space is only 50-60cm in width. But if you by accident inch out of your space, you’ll be punished. If the dishes you’ve washed are not clean, you’ll be punished. If without the prison guard’s permission, you give a shirt or a pair of pants to an inmate who’s worse-off than you, you’ll be punished.

Punishment here doesn’t mean beating or torturing. So what’s their form of punishment? You’ll have to wash all the dishes of your cellmates twice per day. You’ll take charge of all the cleaning tasks previously assigned to your cellmates. The most important thing is that, in seven to ten days of punishment, you’ll have to do all of the above without having permission to brush your teeth, wash your face, or change the underwear. And that is such a tragic thing for women.

They [the prison authorities] said we weren’t allowed to use many wash-basins, and they banned aluminum basins altogether. You know, most prisoners are poor, and in order to buy an aluminum wash basin, they have probably saved up for a long time for it. Unlike aluminum basins, plastic basins are… You know when we washed ourselves, when dozens of us women did… Excuse me, but I have to tell you this… Dozens of women took shower naked outdoors, beside a very large well. When we had to wash ourselves outdoors, especially in the summer, our plastic basins became brittle, cracked and easily got broken. Winter was just as bad. There were no bathrooms. We stood outside washing ourselves. And there was not enough time for a such basic activity.

A very unreasonable thing I’d experienced, at both the detention camp and prison, was that… I don’t know about other prisons, and I’m just referring to where I was imprisoned… They didn’t give us sanitary pads. No sanitary pads provided. There were a few people like me, who got family support and received sanitary pads when they visited us. Other prisoners had to ask for free sanitary pads from other cellmates or borrow from them. Such borrowing was a violation of prison rules, you know. They [the prisoners who didn’t get sanitary pads from their familes] hired themselves out to earn money and to buy pads, because it was extremely necessary for us, women.

Early on I’d asked why they [the prison ] didn’t provide sanitary pads. They said there were sanitary wipes already. These sanitary wipes were actually 100 pieces of toilet paper—all very thin. They were packed into a nylon bag. Such paper, such sanitary wipes were like nothing. They couldn’t be called sanitary pads for women. I had lots of questions about that. In the summer of 2012 though, they started providing actual sanitary pads. But then this provision of sanitary pads meant sanitary wipes would no longer be available for us.

Healthcare and infrastructure 

There was a chronic shortage of medication. Many prisoners complained about healthcare. I heard that many had to bribe the prison’s infirmary officers in order to receive treatment.

I witnessed one thing just six days before the end of my prison sentence. It was about a woman from Hai Phong, my hometown. She felt she got cancer. She would later find out that she actually got cancer. She asked for some time off. They allowed her to take a rest, which was actually just a break from labor. She received treatment during just several days. She didn’t get any better. Instead she became really weak. The infirmary officers said she could just get back to work and there was nothing too serious about her illness. She got angry and depressed. One night she cut her wrists and committed suicide. The morning after, people found out about it and she was already bleeding a lot. If I had to describe it in full… it would be very scary. She was brought to the infirmary and fortunately she was saved. After that, when we asked her, she expressed herself frankly. Because there was no proper treatment for her, she felt forced to commit suicide.

Winter was a bad time with a lot of difficulties. Many prisoners among us made thick mattresses. We tried to make each mattress 180cm in length and 60-80cm in width, so that we could put in under our back, sleep on it and feel less cold. But after the Tet holiday [Lunar New Year] last year… After the Tet holiday of 2012, they [the prison’s administration] introduced a new policy, saying that the thick mattresses must be taken or thrown away. The reason they gave was that thick mattreses were not listed among the items that prisoners could have. It meant we instead had to use the mats provided by the prison, and they would give us blankets. The blankets they gave were very thin. They weren’t as good as what one would get from her family or buy from the market. They [the prison officers] said no families were allowed to send in blankets. From that moment on, they didn’t allow any families to send blankets to us. So on the one hand we had no thick mattresses to sleep on, and on the other hand our families couldn’t send us blankets. All we had was a mat and a thin blanket provided by the prison. If our prison blankets were wide enough, we could have slept on them and at the same time used them to cover our bodies. But in reality, the blankets provided by the prison weren’t wide enough; each blanket was meant for just an individual. So when one slept and turned over a little bit, she would get cold.

The general rule is that each prison must have a dining room, a library and a space for recreation. However in my case I saw none of them. There was no library. No reading room. No dining room. Many of us ate inside our prison cells… They actually prohibit us to eat inside the cells. But outside the cells, there were no roofing systems. There were people like me, who stayed inside to eat. But others were scared and afraid of punishment, which would negatively affect the reduction of their prison sentences. So they always ate outside, even when it was hot or when it drizzled.

I think not every countries has a such prison system like Vietnam.

 Isolation of political prisoners

A prisoner of conscience, a political prisoner, usually receives special attention. I think prisoners like myself were in the same situation. Those who share my political opinions suffered in similar ways when they were imprisoned. We were isolated. There was a special policy of isolation for us.

I wasn’t isolated in terms of… I didn’t have to live in a separate cell. I lived in a cell with many others but was kept distant from them. It was a difficult time, a struggle for me. To overcome it, I believe that I tried very hard. When a criminal prisoner interacts with a prisoner of conscience, the former knows that she is at risk. The prison officers I had didn’t want me to interact with other inmates. Of course, to other criminal prisoners, they didn’t say, “You’re being punished because you talked to Pham Thanh Nghien.” Instead, they made up other reasons. For example, they could say that criminal prisoner was lazy or didn’t work hard enough. They could say she’d traded something with someone [in violation of the prison’s rules]. The prison officers could use all kinds of pretext to justify their punishment. They wanted to scare anyone who interacted with me. These criminal prisoners, they understood that. I myself knew it. One’s greatest happiness is interaction and communication with others. When one is denied this kind of joy… I think it’s a serious and obvious violation of human rights. Even when one is a prisoner, her right [to communicate] with others must not be denied.

Phạm Thanh Nghiên – Cuộc Sống trong Trại Giam của Nữ Tù Nhân:

Nữ tù nhân: điều kiện vệ sinh

Quả thật là khi mà tôi bước vào tù rồi thì tôi mới thấy rằng sự thực khác xa với những gì mình đã hình dung trước kia. Tôi không phải, hoặc không được chứng kiến những cảnh mà cai tù đánh đập tù nhân, hay những cái cảnh mà tôi thường nghe thấy. Thường thì tôi cũng đã được nghe những câu chuyện về việc cai tù hoặc là điều tra viên đánh đập bị can, đánh đập tù nhân. Có những chị phụ nữ đã bị đánh đến sẩy thai. Có những người bị đánh gãy xương sườn. Tuy nhiên đó là những lời kể từ những người bạn tù của tôi thôi.

Còn thì mà tôi không tận mắt để chứng kiến những cái vụ việc như vậy. Nhưng tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng có những cái hình thức khác, mà tôi cho rằng nó hủy hoại con người ta không kém gì động đến thân thể. Đó là sự bạo hành về tinh thần. Và nhà tù quả thật là một nơi bạo hành về tinh thần khủng khiếp nhất mà tôi cho rằng tôi đã phải trải qua.

Bạn hãy tưởng tượng xem. Trong một cái căn buồng rất là chật chội, và cái chỗ nằm của bạn ấy, chiều ngang chỉ có khoảng độ 50 đến 60cm thôi. Nhưng nếu bạn vô tình lấn sang chỗ bên cạnh, bạn cũng sẽ bị phạt. Bạn rửa bát không sạch, bạn cũng sẽ bị phạt. Bạn cho một người tù khó khăn hơn mình một manh áo, một cái quần, mà không được sự cho phép của quản giáo, bạn cũng bị phạt.

Mà hình thức phạt ở đây không phải là sự đánh đập, không phải sự tra tấn. Là gì? Bạn sẽ phải rửa bát một ngày hai lần cho tất cả các tù nhân trong buồng. Bạn kiêm nhiệm tất cả những việc dọn vệ sinh trong buồng. Và quan trọng hơn trong khoảng thời gian từ bảy ngày đến mười ngày bạn bị phạt, bạn đã phải làm hết các việc thì bạn sẽ không được đánh răng, bạn không được rửa mặt, và bạn không được thay quần lót. Và điều đó thật là một thảm kịch đối với những người phụ nữ.

Họ cấm không cho được dùng nhiều xô chậu,và không được dùng chậu nhôm. Mà các vị biết là, tù thì đa số rất là nghèo khổ, mua được một cái chậu nhôm là phải rất là chắt bóp. Mà nếu là chậu nhựa thì các vị tưởng tượng xem, chúng tôi đứng tắm, mấy chục phụ nữ… Thật sự phải xin lỗi các bạn… Là mấy chục phụ nữ tắm ở ngoài trời, ở cái giếng rất là lớn ngoài trời. Mà nếu mà giữa cái mùa, mùa hè đó, mà lại để cái chậu nhựa ở bên ngoài, thì rất là giòn, rất là dễ vỡ. Mà mùa đông thì cũng như thế. Không có nhà tắm gì cả. Thì chúng tôi đứng thông thống đó để tắm với nhau. Và thời gian để mà sinh hoạt cũng không có đủ.

Cái điều rất là vô lý là ở trong trại kể cả trại tạm giam lẫn trại giam… Tôi không nói những trại khác, mà tôi nói cái nơi mà đã ớ đó… Thì họ không có phát băng vệ sinh. Không phát băng vệ sinh. Mà nếu những người như tôi được sự quan tâm của gia đình, thì có thể là gia đình tôi vào thăm và mua cho tôi. Còn những người khác, họ không có thì đương nhiên là họ phải, hoặc là họ phải đi xin, hoặc là đi vay. Mà đi vay cũng là một cái hình thức vi phạm nội quy trại giam rồi đó các bạn. Và họ cũng phải đi làm thuê làm mướn để có được cái tiền để mua cái đó để dùng, bởi vì cái đó là phụ nữ không thể không có.

Khi tôi vào đó thì tôi cũng rất là thắc mắc là vì sao lại như vậy. Thì họ nói rằng họ đã phát giấy vệ sinh rồi. Thì giấy vệ sinh của họ là những cái khoảng độ hơn 100 tờ rất là mỏng. Giấy đóng vào một cái tui ni-lông. Giấy đó thì dùng cũng không ăn thua. Và cũng không thể được cái băng vệ sinh. Thì tôi rất thắc mắc rất nhiều. Thì cho đến mùa hè năm 2012 thì họ bắt đầu phát băng vệ sinh. Phát băng vệ sinh xong thì họ lại cắt cái giấy vệ sinh.

Y tế và cơ sở vật chất

Chế độ thuốc men thì cũng rất là thiếu. Nhiều người họ cũng rất phàn nàn về vấn đề y tế. Và tôi cũng đã được nghe lại cũng rất là nhiều trường hợp là họ cũng phải đút tiền cho cán bộ quản giáo, cán bộ cai tù… xin lỗi cán bộ y tế ạ… thì họ mới được chữa trị.

Và bản thân tôi cũng đã được chứng kiến một cái chuyện mà xảy ra trước khi tôi mãn hạn tù sáu ngày. Đó là trường hợp của chị, một chị cũng là đồng hương của tôi ở Hải Phòng. Chị ấy mắc một cái căn bệnh mà chị cho rằng chị ung thư. Mà về sau chắc chắn là chị bị ung thư thật. Chị ấy đã xin nghỉ. Nhưng mà chỉ tạo điều kiện cho chị ấy nghỉ, tức là nghỉ làm đó. Ở nhà để điều trị có vài ngày. Nhưng mà không thuyên giảm. Mà chị ấy cũng rất là yếu rồi. Mà chị ấy… Và cán bộ y tế cứ bắt chị ấy là phải, phải đi làm, không việc gì cả này kia. Thì về sau chị ấy uất quá. Ban đêm chị đã cắt gân tay. Chị tự tử. Và khi buổi sáng mọi người phát hiện ra, thì chị ấy máu me đã lênh láng rồi. Thật sự nếu mà tả lại thì rất là kinh, rất là sợ đáng sợ. Và chị ấy lên y tế thì may là cũng cấp cứu kịp thời, để chị qua cái giai đoạn nguy hiểm đó. Khi mà hỏi thì chị cũng nói thẳng. Bởi vì là chị không được chăm sóc y tế cho nên là chị ấy cũng đã đi đến cái sự quẫn bách mà phải như vậy.

Mùa đông thì cái gian đoạn tôi lên cũng có rất là nhiều cái khó khăn. Thì người tù người ta thường tạo những cái tấm nệm, những cái tấm nệm mà dày một chút, để mà họ tự tạo ra cho nhau. Và để vừa làm sao mà chiều dài được mét tám và chiều rộng được khoảng 60 phân đến 80 phân, để họ nằm, làm cái đệm lót xuống bên dưới để cho nó đỡ lạnh. Nhưng mà đến Tết năm ngoái đó… Ăn Tết Nguyên Đán xong năm 2012 thì họ có chủ trương là bắt mọi người là bỏ hết tất cả những cái đệm đó, với lý do rằng là những cái này không có trong cái danh mục mà tù nhân được phép mang vào. Tức là phải hoàn toàn nằm bằng chiếu do trại phát, và trại sẽ phát chăn cho. Mà một cái chăn của trại giam thì cũng rất là mỏng. Không thể nào mà nó được, được tiện nghi như cái chăn của gia đình nhà mình mua ngoài xã hội được. Họ nói rằng là gia đình cũng sẽ không được gửi. Từ giờ họ cũng sẽ không cho gửi. Tức là đã không có đệm nằm rồi, mà lại không được nhận cái chăn của gia đình. Mà chỉ nằm một cái chiếu và một cái chăn của trại phát. Một cái chăn của trại phát nếu như nó rộng thì chúng tôi cũng có thể là một nửa nằm và một nửa đắp thì cũng đỡ lạnh. Nhưng đây là cái chăn nó rất là hẹp, vì nó là cái chăn cá nhân mà. Cho nên là nếu nằm, mình xoay, xoay người nhiều trở mình nhiều thì cũng sẽ bị lạnh.

Họ quy định là mỗi một phân trại đều phải có một phòng ăn, phòng sách thư viện, khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên tôi không thấy cái điều gì đó cả. Không có thư viện. Không có phòng đọc sách. Không có phòng ăn. Mà chúng tôi ăn ở trong… Họ cấm không được ăn ở trong buồng, phải mang ra ngoài. Mà ngoài sân thì không có mái che. Nhiều khi có những chị thì… Như tôi chẳng hạn thì tôi vẫn cứ vào nhà để đàng hoàng ngồi ăn. Nhưng nhiều chị khác chị sợ, thì bởi vì động một tí là bị phạt, mà phạt thì ảnh hưởng đến cái việc giảm án của các chị ấy. Đó, cho nên là có khi trời mưa, trời mưa rào thì không nói, nhưng mưa phùn hay trời nắng, vẫn phải ngồi ngoài sân.

Tôi nghĩ rằng là, không phải là bất cứ một cái đất nước nào cũng có một cái chế độ nhà tù như vậy cả.

Cách ly người tù chính trị

Một tù nhân chính trị, một tù nhân lương tâm, họ cho rằng là một tù nhân đặc biệt đó. Tôi… tôi nghĩ rằng là, kể cả đồng đội của tôi cũng vậy thôi. Những người chung chí hướng của tôi khi vào tù đều phải chịu những cảnh này. Tức là bị cách ly. Tức là có hẳn một cái chính sách cô lập dành cho chúng tôi.

Bản thân tôi không bị cách ly, nếu mà nói về cái sự… Tức là tôi không bị một cái buồng giam riêng nào. Nhưng tôi ở cái buồng chung nhưng lại bị cách ly khỏi những người tù khác. Thì đây là một cái việc mà tôi cho rằng để vượt qua thời gian khó khăn này.

Tôi nghĩ rằng là cũng rất là… Tôi phải khẳng định một cái điều rằng là đã phải cố gắng rất là nhiều. Nếu mà một người tù hình sự khác mà tiếp xúc với một người tù nhân lương tâm, thì có nghĩa rằng cái người tù hình sự kia cũng đã bị nguy hiểm, họ đang bị đe dọa. Họ, cai tù, họ không muốn, ở đây là tôi, có bất cứ một cái mối liên hệ nào với những người khác. Đương nhiên là họ sẽ không nói chuyện với người tù kia rằng, “Vì mày nói chuyện với Phạm Thanh Nghiên tao phạt mày.” Đương nhiên họ không thế vì họ có những thứ khác. Họ có thể lấy một cái lý do là chị này lười trong lao động chẳng hạn. Lý do chị này buôn bán, chị này đổi chác. Cai tù người ta sẵn sàng dùng những cái lý do khác để người ta trừng phạt. Nhưng thực chất là để, để dằn mặt khi mà đã có những cái tiếp xúc với tôi. Và chính người tù hình sự này, họ đều ý thức được những cái điều đấy. Bản thân tôi cũng ý thức được tất cả những cái điều đó. Cái niềm vui lớn nhất của con người ta là cái niềm vui giao tiếp. Và khi bị tước đi niềm vui này rồi thì đây là một… Tôi cho rằng đây là một cái sự vi phạm rất là nghiêm trọng và trắng trợn đến cái quyền con người. Và kể cả khi mà tù nhân thì cũng không được tước cái quyền đó đi.

© 2013 The 88 Project – Free Expression Interview Series